Món khai vị đãi tiệc có ý nghĩa gì?
Món khai vị đãi tiệc có ý nghĩa gì là thắc mắc chung của rất nhiều người. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về món khai vị để có thể lên thực đơn một cách hài hòa, ngon miệng.
Tiệc tùng là một phần không thể thiếu trong cuộc sống. Những ngày trọng đại, những sự kiện lớn, những ngày kỷ niệm hay những buổi hẹn hò sẽ trở nên ý nghĩa hơn và đáng nhớ hơn nếu chúng ta tổ chức một bữa tiệc. Khác với bữa cơm đơn giản, bình thường, thức ăn đãi tiệc cần có sự cầu kỳ, tinh tế, lên menu một cách bài bản để thể hiện thành ý, sự trân trọng của mình dành cho những người đến tham dự. Thực đơn bữa tiệc bao gồm món khai vị, món chính và món tráng miệng. Vậy món khai vị đãi tiệc có ý nghĩa gì trong toàn bộ thực đơn?
Món khai vị là những món âu ngon được mang ra đầu tiên để phục vụ thực khách trong bữa tiệc. Ý nghĩa của món khai vị đãi tiệc là kích thích vị giác, tạo cảm giác thèm ăn và sự ngon miệng trước khi đến phần ăn món chính. Nhâm nhi món khai vị cũng là cách để giữ chân khách trong thời gian chờ đợi. Thông thường, món khai vị sẽ được dọn ra khoảng 10-15 phút trước khi phục vụ món chính.
Món khai vị có ý nghĩa kích thích sự ngon miệng cho thực khách trước khi vào món chính
Do đặc thù của từng quốc gia và vùng lãnh thổ, ý nghĩa món khai vị đãi tiệc, cách chọn món đãi tiệc sẽ có sự khác nhau.
Tại châu Âu, các món khai vị là một truyền thống trong ẩm thực và được chọn lựa một cách bài bản từ màu sắc đến hương vị. Trong những bữa tiệc đứng, món khai vị thường là các loại bánh có hình thù ngộ nghĩnh đặt trong các khay nhỏ di động, thực khách có thể dùng hai ngón tay để lấy. Những lát bánh có kích thước nhỏ nhắn, kích thích vị giác vừa đủ và không khiến khách cảm thấy no. Thức uống đi kèm là rượu vang trắng hoặc các loại cocktail ít cồn, chua chua chát chát tạo vị. Đối với những bữa tiệc ngồi, người Âu hay chọn các loại salad trộn, rau củ ăn kèm nước sốt hoặc vài miếng phô mai.
Những chiếc bánh nhỏ được phục vụ di động trong các buổi tiệc đứng tại châu Âu
Tại Việt Nam, thực đơn món khai vị đãi tiệc khá phong phú, từ các món nước đến món khô: súp, gỏi, món chiên… Trong đó, món phổ biến nhất là các loại gỏi như gỏi ngó sen, gỏi nấm, gỏi xoài… Đặc trưng của các món gỏi là vị chua nhẹ, thích hợp với nhiều đối tượng thực khách và dễ dàng khơi gợi cảm giác thèm ăn.
Dù là một món ăn ngoại nhập nhưng súp đang ngày càng được yêu thích trên các bàn tiệc của người Việt. Các món súp từ nước ngoài được biến tấu, nêm nếm theo khẩu vị Việt Nam, mang đến những món khai vị ngon miệng, dễ ăn mà không sợ no ngang bụng.
Tìm hiểu thêm : Món khai vị là gì ?
Món súp là món khai vị khá phổ biến hiện nay tại Việt Nam
Chả giò cũng là một món khai vị mang tính “truyền thống” trong ẩm thực Việt. Những cuốn chả giò được cuốn chặt tay, vừa vặn và khéo léo ăn kèm nước chấm chua ngọt dường như đã trở nên quá quen thuộc trong các bữa tiệc dù lớn hay nhỏ. Thông thường, nếu thực đơn đãi tiệc gồm nhiều món khai vị thì chả giò sẽ được dọn sau cùng và trước món chính.
Để tăng thêm ý nghĩa các món khai vị đãi tiệc, bạn lưu ý không nên chọn những món nhiều tinh bột, không ăn kèm với bún, mì, cơm và không lặp lại món khai vị ở món chính.
Món khai vị nhẹ nhàng, trình bày đẹp mắt cũng giống như một nụ cười tươi để bắt đầu câu chuyện, nó giúp thực khách ăn ngon miệng hơn và bữa tiệc thêm phần rôm rả.
Tham gia các khóa học nấu ăn, bạn sẽ học được cách lên menu và tự tay mình chuẩn bị một bữa tiệc từ món khai vị đến món chính để chiêu đãi mọi người một cách hoành tráng mà không cần phải đến nhà hàng.
Commentaires